• Trang chủ
  • Văn hóa doanh nghiệp
  • Tuyển dụng
  • Sơ đồ website
  • Liên hệ
VIE 
Giao lưu văn hóa doanh nghiệp Ứng dụng NLNT đến năm 2020: Cần điều chỉnh các mục tiêu Việt Nam tham dự khoá họp 60 Đại hội đồng IAEA Vì sao Trung Quốc đề cao vai trò điện hạt nhân? ROSATOM và Ấn Độ thỏa thuận phát triển công nghệ chiếu xạ Hội thảo an toàn lò phản ứng VVER tại Việt Nam Quốc hội tham khảo ý kiến chuyên gia về điện hạt nhân Thành tựu của Việt Nam về ngành công nghiệp hạt nhân Chuyên gia hiến kế phát triển năng lượng nguyên tử ở Việt Nam Ứng dụng kỹ thuật hạt nhân: Những vấn đề cấp thiết (Kỳ 3)
Tìm kiếm
Giới thiệu
Tin tức - Sự kiện
Khoa học - Công nghệ
Văn bản pháp luật
Thông tin đấu thầu
Thông tin tuyển dụng
Thư viện hình ảnh
Hỏi đáp
Liên hệ
Danh mục tin tức
  • Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận
  • Tin trong nước
  • Tin thế giới
Liên kết website
Tin tức > Tin trong nước
Chuyên gia hiến kế phát triển năng lượng nguyên tử ở Việt Nam 28-10-2016 09:43:09 AM
Sáng 05/10, tại trụ sở Văn phòng Quốc hội, Ủy ban Khoa học Công nghệ và Môi trường của Quốc hội phối hợp với Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam và Quỹ Friedrich-Ebert-Stiftung, Cộng hòa Liên Bang Đức tổ chức Hội thảo khoa học lấy ý kiến chuyên gia trong nước và quốc tế về chính sách phát triển năng lượng nguyên tử.
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Lê Hồng Tịnh, Phó Chủ tịch- Tổng thư ký VUSTA Phạm Văn Tân đồng chủ trì Hội thảo.
Tham dự Hội thảo còn có các chuyên gia về năng lượng nguyên tử đến từ Đức, Nam Phi, Nhật Bản, đại diện lãnh đạo các Bộ, ngành, các tổ chức hữu quan, các nhà nghiên cứu, nhà khoa học trong nước cùng các đại biểu Quốc hội khóa XIV.
Phát biểu khai mạc Hội thảo, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Lê Hồng Tịnh cho biết, chính sách nhất quán của Việt Nam là coi đảm bảo an ninh, an toàn là ưu tiên hàng đầu trong quá trình phát triển sử dụng năng lượng nguyên tử vì mục đích hòa bình. Việt Nam đã và đang ứng dụng rộng rãi kỹ thuật bức xạ và hạt nhân, đồng thời bắt đầu triển khai chương trình điện hạt nhân phục vụ phát triển kinh tế, xã hội.
Việc tăng cường hợp tác, học tập, chia sẻ kinh nghiệm với các nước có nền công nghệ hạt nhân tiên tiến và nhiều kinh nghiệm trong xây dựng, vận hành, bảo dưỡng nhà máy điện hạt nhân có ý nghĩa quan trọng đặc biệt đối với Việt Nam.
Vì vậy, Hội thảo được tổ chức với mong muốn được nghe những chia sẻ của các nhà khoa học của các quốc gia phát triển đã có nhiều kinh nghiệm trong việc ứng dụng năng lượng hạt nhân vì mục đích hòa bình, bao gồm cả phát triển, xây dựng, vận hành, bảo trì, tháo dỡ, quản lý an toàn các nhà máy điện hạt nhân. Các kinh nghiệm của các nhà khoa học và các nhà quản lý đến từ các quốc gia phát triển sẽ là những cơ sở khoa học để Việt Nam xây dựng chính sách pháp luật trong quản lý và phát triển năng lượng nguyên tử vì mục đích hòa bình trong thời gian tới.
Tại Hội thảo, các đại biểu đã nghe trình bày tham luận và chia sẻ kinh nghiệm về cấu trúc quản lý và giám sát công về năng lượng nguyên tử tại Đức, vấn đề an ninh và ứng phó khẩn cấp, rủi ro bài học từ trường hợp Fukushima Nhật Bản, vấn đề quản lý rác thải hạt nhân ở Nam Phi, các tác động về môi trường và xã hội trong quá trình lên kế hoạch- nghiên cứu ở Ninh Thuận, tiềm năng về các nguồn năng lượng thay thế ở Việt Nam.
Hiện nay, các đề xuất sử dụng năng lượng hạt nhân cho rằng năng lượng hạt nhân là một nguồn năng lượng bền vững, làm giảm phát thải cacbon và gia tăng an ninh năng lượng, giảm sự phụ thuộc vào các nguyên liệu hóa thạch. Một số ý kiến cho rằng các rủi ro về lưu giữ chất thải phóng xạ là rất nhỏ và có thể giảm trong tương lai gần khi sử dụng công nghệ mới trong các lò phản ứng. Bên cạnh đó, cũng có những ý kiến bày tỏ lo ngại năng lực hạt nhân chứa đựng nhiều rủi ro, hậu quả vô cùng nặng nề nếu có sự cố xảy ra.
Theo chuyên gia của Chương trình Năng lượng và Hạt nhân Nhật Bản Kanna Mitsuta, việc sử dụng năng lượng hạt nhân tiềm ẩn nhiều rủi ro. Nhiều người dân Nhật Bản đã phản đối chính sách tái khởi động các nhà máy điện hạt nhân ở quốc gia này sau sự cố Fukushima. Thực tế, sự cố Fukushima đã ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe, đời sống người dân, môi trường, việc khắc phục hậu quả tốn kém nhiều chi phí và thời gian dài. Vì vậy, bà Kanna Mitsuta cho rằng cần cân nhắc kỹ lưỡng trước khi sử dụng nhà máy điện hạt nhân.
Tại Đức, Chính phủ đã quyết định đóng cửa toàn bộ các nhà máy điện hạt nhân vào năm 2022 và đề ra mục tiêu đến năm 2050, 80% lượng điện tiêu thụ ở Đức sản xuất từ năng lượng sạch. Thị trưởng vùng Elbtaue, nguyên Chủ tịch Ủy ban Môi trường Đức Klaus-PeterDehde cho biết, để phát triển năng lượng tái tạo từ năm 1991 Đức đã ban hành luật đầu tiên tạo tiền đề cho việc soạn thảo Luật năng lượng tái tạo là Luật quy định hòa điện tái tạo vào mạng lưới điện quốc gia, soạn thảo khung pháp luật để từ bỏ năng lượng hạt nhân thương mại và ban hành Luật phát triển các nguồn năng lượng tái tạo năm 2000, sửa đổi bổ sung các năm 2004, 2009, 2012, 2014 và 2016.
Luật phát triển năng lượng tái tạo của Đức quy định việc thúc đẩy phát triển năng lượng mặt trời, sản xuất năng lượng sinh học, điện gió trên bờ và ngoài khơi, quy định về chi trả hòa điện vào mạng lưới điện quốc gia, kế hoạch phát triển năng lượng gió, thúc đẩy điện nhiệt kết hợp, thích ứng các mạng lưới điện trong Liên bang.
Thực tế tại Đức, lượng điện sản xuất từ các nguồn năng lượng tái tạo, năng suất và doanh thu đều tăng nhanh qua các năm. Đặc biệt, tính đến năm 2016, năng lượng tái tạo đã tạo việc làm cho số lao động gấp 10 lần số lao động trong toàn bộ nền công nghiệp hạt nhân ở Đức
Tại Việt Nam, theo khảo sát của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam về cảm nhận của người dân địa phương về các tác động đến môi trường và xã hội trong quá trình triển khai dự án điện hạt nhân Ninh Thuận tại thôn Vĩnh Trường, xã Phước Dinh, huyện Thuận Nam và thôn Thái An, xã Vĩnh Hải, huyện Ninh Hải là hai địa phương dự kiến đặt nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1 và Ninh Thuận 2 cho thấy người dân tương đối lạc quan và tin tưởng vào chủ trương xây dựng nhà máy điện hạt nhân sẽ đóng góp quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội tại địa phương do công tác tuyên truyền của chính quyền và chủ đầu tư thực hiện thường xuyên và tương đối tốt. Tuy nhiên, trình độ dân trí của người dân tại các địa phương này lại rất thấp. Người dân quan tâm nhất đến chính sách đền bù đất đai đồng thời mong muốn chính quyền các cấp quan tâm đến hỗ trợ việc làm và vay vốn ưu đãi và không có ý kiến nào liên quan đến ứng phó các sự cố do nhà máy điện hạt nhân có thể gây ra.
Thảo luận tại Hội thảo, các đại biểu Quốc hội đánh giá cao những thông tin được chia sẻ; đồng thời cho rằng cần phải có đánh giá chi tiết, cân đối giữa hiệu quả và hậu quả của điện hạt nhân trước khi quyết định triển khai thực hiện trên thực tế.
Trước khi chính thức quyết định triển khai điện hạt nhân tại Việt Nam, các đại biểu cho rằng trước mắt cần quan tâm đẩy mạnh các giải pháp sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, tái cơ cấu mô hình phát triển kinh tế ưu tiên vào những ngành sử dụng ít năng lượng giá trị đóng góp vào GDP lớn và tăng tỉ lệ sử dụng năng lượng tái tạo.
Nguồn: Cổng thông tin điện tử Bộ Công Thương/quochoi.vn
In
Gửi cho bạn bè
Đầu trang
Các tin khác
Ứng dụng kỹ thuật hạt nhân: Những vấn đề cấp thiết (Kỳ 3)
Ứng dụng kỹ thuật hạt nhân: Những vấn đề cấp thiết (Kỳ 2)
Hội thảo phân tích sâu về an toàn thiết kế VVER
Ứng dụng kỹ thuật hạt nhân: Những vấn đề cấp thiết (Kỳ 1)
Việt - Nga nhất trí tiếp tục xây nhà máy điện hạt nhân
SV Việt Nam theo học chương trình ĐHN Nhật tăng cao
Tại sao Việt Nam cần điện hạt nhân?
Đề xuất lập mạng lưới quan trắc cảnh báo nguy cơ phát tán phóng xạ
Nhu cầu nhân lực cho ngành Công nghệ hạt nhân
Doosan Vina ký hợp đồng chế tạo thiết bị điện hạt nhân
Video
Video của Trường MEI mà Khoa
Thời sự VTV- Khởi công công trình cung cấp điện phục vụ... ĐHN Ninh Thuận 1 Phóng sự đài NTV - Khởi công công trình cấp điện
Thăm dò ý kiến
Bạn thấy website của chúng tôi như thế nào ?
Rất tốt
Tốt
Trung bình
 
Nhóm tin điện hạt nhân
Tiện ích
Thời tiết
Hà Nội: 
0°C
Độ ẩm: 
0 %
Tầm nhìn: 
0 km
Tốc độ gió: 
0 kph
Mặt trời mọc: 
08:09
Mặt trời lặn: 
08:09
Thống kê truy cập
Số người đang online: 81
Số lượt truy cập: 4251818
Trang chủ  |  Giới thiệu  |  Hỏi đáp  |  Liên hệ
Cơ quan chủ quản: BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐIỆN HẠT NHÂN NINH THUẬN
Địa chỉ: Đường 16 tháng 4, TP.Phan Rang- Tháp Chàm, Tỉnh Ninh Thuận
Tel: 068 6250 200          Fax: 068 392 2991
Email: info@npb.evn.vn
Bản quyền thuộc: Ban Quản lý dự án điện hạt nhân Ninh Thuận
Ghi rõ nguồn "Website của Ban quản lý dự án điện hạt nhân Ninh Thuận" khi phát hành lại thông tin từ website này.
Website được xây dựng bởi INGA Co., Ltd